Nhím có đặc trưng nổi bật là những chiếc lông gai dài, sắc nhọn bao trùm toàn bộ cơ thể với tác dụng giữ ấm cơ thể và phòng vệ kẻ thù tấn công. Chúng sinh sống ở hầu khắp các châu lục và những năm gần đây đã được thuần hóa nuôi trong nhà. Bạn hãy cùng chúng tôi đi khám phá về loài động vật thú vị này ngay sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Đặc điểm về cơ thể, thức ăn, sinh sản, bệnh của nhím
Nhím là một loài động vật hoang dã sống ở hầu khắp các châu lục và nổi bật với bộ lông gai sắc nhọn. Sau đây là một số đặc điểm cụ thể về loại thuộc bộ gặm nhấm này để bạn tham khảo:
Đặc điểm về cơ thể nhím
Nhím mang đặc trưng là chiếc lông gai dài, sắc nhọn và một số có kích thước lên đến 30cm. Nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của loài gặm nhấm này. và mỗi khi chúng cử động bộ lông sẽ lập tức xù lên để cảnh báo kẻ thù và tấn công. Đối với con đực thường có mỏ dài và đầu nhọn thân hình thon dài và đuôi dài. Còn loại cái bạn dễ dàng nhận biết khi mỏ ngắn, đầu hơi tròn, đuôi ngắn, thân hình quả trám.
Thức ăn của nhím
Thức ăn của nhím thường là rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả. Bởi sự đa dạng này nên khi được thuần hóa chúng khá dễ nuôi. Loại thức ăn này chứa khá nhiều nước và dinh dưỡng cho sự phát triển của động vật gặm nhấm này. Đồng thời các loại lá cây, rau củ có sẵn quanh năm nên khá dễ tìm kiếm. Nó không hề kén chọn và có thể ăn được toàn bộ các loại lá với số lượng lớn đặc biệt như: rau, lá cây, cỏ đồng, cỏ ngọt, cỏ họ đậu, đọt mít,…
Bệnh hay gặp ở nhím
Nhím được đánh giá là loài khá dễ nuôi và thường hiếm khi bị nhiễm bệnh. Một số loại bệnh hay gặp ở chúng là ký sinh trùng ngoài da do ve cắn gây nên ghẻ lở và đường ruột.
Đặc điểm về sinh sản của nhím
Thời gian cho nhím trưởng thành là từ 8 đến 10 tháng với trọng lượng đạt mức trung bình ở 8 tới 10 kg/con. Con cái trong thời kỳ động dục sẽ cho nhím đực phối giống cả ngày lẫn đêm. Chúng mang thai trong thời gian từ 16 đến 31 tuần tùy thuộc vào từng loài và mỗi lứa sinh 1 đến 3 con. Nó thường đẻ vào ban đêm và sau 3 ngày là động dục cho phối giống để đến kỳ sinh sản tiếp theo.
Nhím con khi mới sinh chỉ có trọng lượng bằng khoảng 3% trọng lượng con mẹ. Lúc này lông gai của chúng đang còn mềm và sẽ dần cứng lên khoảng vài ngày sau đó tạo thành lớp bảo vệ cơ thể.
Phân bố và phân loại nhím
Nhím thuộc bộ gặm nhấm và di chuyển khá chậm chạp với các lông gai sắc nhọn ở sau lưng. Chúng thường sinh sống ở khắp các châu lục, ngoại trừ khu vực Nam Cực có thời tiết lạnh giá. Theo các nhà khoa học đã chia Nhím ra làm hai loại chính Hystricidae sống ở châu Phi, châu Âu, châu Á. Loại thứ 2 có tên Erethizontidae Bắc Mỹ và Bắc Nam Mỹ.
Nhím Hystricidae
Nhím Hystricidae sinh sống ở khu vực Châu Phi, châu Âu, châu Á và mang những đặc điểm cụ thể như:
- Loại Bắc Mỹ là loài gặm nhấm lớn thứ hai khu vực Bắc Mỹ chỉ sau Hải ly. Nó thuộc họ nhím lông cựu thế giới bao gồm 11 loài và 3 chi.
- Lông gai dài tới 51cm dài hơn gấp nhiều lần so với loài khác.
- Loài Hystricidae thường sinh sống chủ yếu ở mặt đất.
Nhím Erethizontidae
Loại nhím phổ biến Erethizontidae thường sinh sống ở khu vực Bắc Mỹ và Bắc Nam Mỹ với một số đặc điểm nổi bật như:
- Độ dài lông của nhím ngắn hơn loài Hystricidae chỉ khoảng 51cm.
- Loại Erethizontidae thường sinh sống chủ yếu ở trên cây, đặc biệt là cành cây cao.
- Thuộc họ nhím lông Tân Thế giới (Erethizontidae), gồm có 4 chi và 12 loài khác nhau.
Những điều thú vị về loài nhím
Loài nhím bắt nguồn từ khoảng 600 năm trước. Chúng sinh sống ở nhiều khu vực trừ Nam cực và tồn tại một số điều thú vị như:
Nhím bơi giỏi
Loài nhím này bơi khá giỏi và nhờ có bộ lông gai sẽ giúp chúng tăng sức nổi trên mặt nước và giống như một chiếc áo phao luôn mang đi bên mình. Chúng có khả năng tự bơi với các pha đẩy mình về phía trước tương tự như cách chèo thuyền của chú chó.
Sở hữu 30.000 chiếc lông gai
Ít ai biết rằng loài nhím thường có 30.000 chiếc “chông” trên người. Con số này thật sự quá khủng khiếp và các lông gai này để phóng ra trong khi xảy đến tình thế cấp bách để chúng trốn thoát kẻ thù tấn công. Ngoài tác dụng bảo vệ cơ thể như một chiếc áo giáp nó còn khiến đối thủ run sợ khi nhìn thấy bộ lông gai của chúng.
Tuổi thọ dài
Thông thường các loài gặm nhấm thường lớn nhanh và chết trẻ nhưng nhím có thể sống khá lâu với tuổi thọ cao. Một số loài ở Bắc Mỹ có thể sống 23 năm và loại đuôi dài Nam Mỹ sống lâu hơn 4 năm. Ngoài ra, ba loài ở Old World porcupines có tuổi thọ tối đa từ 27 đến 28 năm.
Những giá trị kinh tế mà nhím mang lại
Mô hình nuôi nhím đang còn rất mới và theo như thống kê cho thấy nó mang đến giá trị kinh tế cao. Giá bán 1kg của chúng rơi vào khoảng 150 nghìn đồng. Loại gặm nhấm này được nuôi để làm thực phẩm lấy thịt hay làm thuốc. Ngoài ra người ta còn nuôi chúng để lấy lông làm đồ trang sức.
Thịt nhím được yêu thích sử dụng với giá bán cao và trở thành món ăn hạng sang hấp dẫn ở các nhà hàng. Thịt nó khá ngọt và nạc được chế biến thành khá nhiều món ngon hấp dẫn. Bao tử của nó trở thành dược liệu với tác dụng chữa nhiều bệnh như dạ dày, trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh, chảy máu đường tiêu hóa,…
Làm sao để nuôi nhím mang lại giá trị kinh tế cao
Như đã nói nhím là loài động vật hoang dã đã được con người thuần hóa trong những năm gần đây. Bởi chúng khá dễ nuôi và ít nhiễm bệnh, nhu cầu thức ăn đa dạng dễ tìm kiếm. Việc nuôi động vật gặm nhấm này khá đơn giản và để mang đến giá trị kinh tế cao bạn cần nắm rõ các kỹ thuật sau đây:
Chuồng nuôi
Điều đầu tiên trong kỹ thuật nuôi nhím bạn cần nhớ đó chính là chuồng nuôi. Do đặc tính rất đơn giản không yêu cầu quá nhiều thứ nên mọi người có thể tận dụng sân thượng của nhà cao tầng làm chuồng. Để đảm bảo việc nuôi hiệu quả chúng ta nên làm kiểu nửa sáng, nửa tối và tránh nắng nóng, mưa tạt và luôn khô thoáng mát. Diện tích chuồng không cần quá rộng chỉ cần trung bình khoảng 1m2/con là được.
Khu vực chuồng nuôi nhím nên được lát bằng bê tông dày 8 đến 10cm để chúng không đào hang trốn thoát. Đồng thời độ nghiêng của nó 3 -5 độ để dễ dàng thoát nước. Ngoài ra, bạn cần sử dụng lưới thép với chiều cao tối thiểu 1.5 m để rào xung quanh chuồng. Chúng ta nên làm hang giả bằng tấm tôn uốn cong hoặc ống có đường kính 50 -60 để ở trong chuồng cho nó.
Chuồng nhím nên chia làm nhiều ô nhỏ và tạo thành các dãy có lối đi ở giữa. Ở mỗi ô nên có cửa trước để lùa chúng ra thuận tiện cũng như cửa sau để dọn vệ sinh chuồng trại. Ở trong chuồng bạn nên đặt thêm vài khúc gỗ hay xương, đá để chúng mài răng và không khó chịu đập phá.
Thức ăn
Khi nuôi nhím muốn đạt hiệu quả bạn cũng nên chú ý đến thức ăn. Như đã nói loài gặm nhấm này có thể ăn khá đa dạng các loại rễ cây, lá, rau, củ, quả với đủ vị mà không kén. Trung bình mỗi ngày chúng có thể ăn đến 2kg thức ăn/con và đối với loại sinh sản hãy bổ sung thêm các loại thức ăn tinh có chứa nhiều đạm, chất béo, đường bột,…
Đối với nhím đực chúng ta nên bổ sung thêm rễ cây, mầm các loại. Bởi điều này sẽ giúp nó phối giống mạnh mẽ hơn. Ngoài ra đối với từng giai đoạn khác nhau bạn cũng cần chia khẩu phần ăn cho hợp lý để chúng sinh trưởng phát triển một cách tốt nhất.
Nước uống
Đối với nhím thức ăn chủ yếu từ các loại rau, củ, quả khá nhiều nước nên nó ít uống nước cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần thiết phải bổ sung đầy đủ lượng nước cho chúng trung bình 1 lít/5 con/ngày. Điều đặc biệt bạn cần ghi nhớ không nên tắm ướt vì loại gặm nhấm không thích điều này và khi đó nó sẽ liên tục vẩy lông.
Phòng bệnh
Mặc dù nhím không hay bị bệnh nhưng khi nuôi bạn đừng nên chủ quan mà hãy chú ý và phòng bệnh hay gặp ở chúng, cụ thể như các bệnh đường ruột, ký sinh trùng ngoài da.
- Đối với bệnh đường ruột: Khi khẩu phần ăn của nhím không giống như ngoài môi trường tự nhiên sẽ khiến chúng dễ bị mắc tiêu chảy. Đối với trường hợp này bạn cần dùng thuốc trị tiêu chảy hay đơn giản hơn là cho chúng ăn một số loại thức ăn có tính chát hay đắng như ổi xanh, rễ cau, dừa,… Ngoài ra bạn nên chú ý không được sử dụng những đồ ẩm mốc, bẩn thỉu hay hôi thối cho nó ăn.
- Đối với bệnh ký sinh trùng ngoài da: nhím thường hay gặp các loại ký sinh trùng như ve, mò gây ra vết lở loét. Lúc này chúng ta có thể dùng thuốc để bôi hay để chúng tự khỏi. Để hạn chế bệnh này khu vực chuồng trại nuôi loài gặm nhấm này phải luôn được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo thông thoáng, khô ráo.
Kết luận
Như vậy, toàn bộ nội dung trong bài viết trên của chúng tôi đã nhanh chóng đưa bạn đi khám phá về loài nhím. Đây là động vật với nét đặc biệt khi sở hữu lớp lông gai sắc nhọn để bảo vệ cơ thể và chống lại kẻ thù. Ngày nay chúng đã được thuần hóa và nuôi phổ biến vì mang lại những giá trị kinh tế cao nhờ việc sử dụng để làm dược liệu quý hiếm chữa bệnh hiệu quả.