Con vượn tên tiếng anh là gibbon, loài động vật thường sống ở những rừng già nhiệt đới và cận nhiệt đới, kéo dài từ Bắc Ấn Độ cho tới phía Bắc Trung Quốc. Tuỳ vào từng loại mà màu sắc lông của nó khác nhau, nhưng thông thường hay có màu đen, nâu sẫm, nâu nhạt đôi khi có loang đen trắng, đặc biệt các cá thể toàn trắng thì rất quý hiếm. Cùng mình tìm hiểu về loài động vật quý hiếm này nhé.
Tổng quan về loài vượn
Điểm đặc biệt trong cơ thể sinh học của loài vượn chính là khớp xương cầu ổ ở phần cổ tay của nó có thể chuyển động theo hai trục. Tỷ lệ giữa tay chân và cơ thể cũng phát triển hơn những loài động vật khác. Cũng nhờ đặc điểm này mà con vượn có thể đu chuyền dễ dàng nhờ các khớp xương vai.
Con vượn có tập tính sống bầy đàn như một tập thể xã hội thu nhỏ. Mỗi bầy sẽ có một khu vực sống riêng, các cá thể trong đàn sẽ có trách nhiệm bảo vệ với mình sống, đôi khi bằng những tiếng hú. Những âm thanh từ tiếng hú cũng là nét khá thú vị ở loài động vật này.
Một số con vượn thì có bướu lớn ở phần cổ họng, giúp cho khi hú khiến âm lượng của vượn được tốt hơn, đôi khi có thể vang vọng tới 1km. Ngoài hú để bảo vệ theo bầy đàn, khi bạn gặp những tiếng hú riêng lẻ thì có thể là đang trong mùa giao phối chúng gọi nhau để tìm bạn tình. Những tiếng hú của từng loại vượn cũng khác nhau, mỗi con vượn lại có một âm mực khác nhau.
Đặc điểm và tập tính của loài vượn
Nhìn chung, những con vượn đều rất hòa đồng, nên mới có tập tính thích sống thành bầy đàn. Chúng có nhiều đặc điểm và tập tính khác so với những loài động vật có vú khác.
Đặc điểm về cơ thể
Con vượn có đặc tính di chuyển bằng đôi chân của mình với tư thế hơi thẳng, khác với đa số loài thú cần phải dùng tới 4 chân để có thể đi hay chạy nhảy. Thì việc di chuyển của chúng lại được làm nhờ hai tay đu bám trên các cành cây.
Mỗi con vượn đều có khả năng di chuyển từ cành này sang cành khác với khoảng cách lên tới 15m, và trong vận tốc là 56km/h. Thậm chí có thể nhảy xa tới 8m, và di chuyển nhanh nhẹn khi ở trên cây so với dưới mặt đất.
Những con vượn thì có thói quen sống trên cây và ăn uống chủ yếu là thực vật với nguồn thức ăn chính là quả, một số loại lá, hay chồi và hoa. Tuy nhiên ở một số loài còn ăn cả những loại côn trùng và động vật nhỏ khác. Chúng có tập tính kiếm ăn và sinh hoạt vào ban ngày, ban đêm thì ngủ ở trên cành và thường ôm chặt lấy nhau để ngủ.
Tập tính sinh sản
Những con vượn ngoài sống thành từng bầy chúng cũng có những gia đình nhỏ riêng, thông thường có loài sống 2 cá thể, một đực một cái, có loài thì sống tới 4 hoặc 6 cá thể. Bao gồm cá thể bố mẹ và những con vượn con.
Thông thường một con vượn cần tới khoảng 8-9 năm, thì mới bắt đầu có khả năng sinh sản. Tuy nhiên là một loài chỉ đẻ mỗi năm một lứa, và mỗi lứa chỉ đẻ một con. Thời gian mang thai cũng khá dài khoảng 5 tháng, có loài lên tới 7 tháng. Mỗi đợt giao hợp có thể kéo dài lên đến 3 ngày, với nhiều đợt giao phối.
Thông thường khi các cá thể con sinh ra thường mang màu lông không giống bố mẹ, sau này khi lớn mới bắt đầu hoàn thiện. Nhất là những đặc điểm bên ngoài của bộ lông để phân biệt giới tính thì phải mất tới năm thứ 4 thì bắt đầu mới hoàn toàn đầy đủ như một con vượn trưởng thành.
Phân loại các loài vượn
Có rất nhiều loài vượn trên thế giới, số lượng con vượn ngày càng giảm mạnh. Hôm nay mình chia sẻ về một số loài vượn sinh sống ở Việt Nam.
Vượn tay trắng
Đây là một loài linh trưởng thuộc họ Vượng, một trong những loài có những con vượn thông minh, không ngoan nhất. Những con vượn được người ta tìm thấy ở các bán đảo ở Đông Nam Á, sống nhiều trong các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh.
Trong những năm gần đây, số lượng con vượn và khu vực sinh sống đang bị dần thu hẹp nhanh chóng, và có khả năng cao tuyệt chủng tại Trung Quốc. Bởi nhiều mối đe dọa để lấy thịt, làm thú nuôi và đặc biệt là mất dần môi trường sinh sống.
Vượn má trắng
Những con vượn của loài này được tìm thấy ở những khu rừng phía Bắc của Việt Nam, ở Lào, và Trung Quốc đã xác nhận tuyệt chủng vào năm 2013. Mất khoảng 8 năm thì chúng mới có khả năng sinh sản và tuổi thọ tự nhiên ít nhất cũng đạt tới 28 năm trong điều kiện môi trường tự do.
Điểm đặc trưng về ngoại hình là bộ lông đen tuyền toàn thân, duy nhất hai má có hai cụm lông trắng đối với cá thể đực. Con vượn cái lại có bộ lông vàng nâu, có một chỏm lông đen trên phần đỉnh đầu.
Vượn má vàng phương Nam
Đây là một loài vượn bản địa của Việt Nam, Lào, Campuchia. Con vượn đực có toàn thân màu đen, túm lông hai bên má màu vàng. Còn con cái thì toàn thân màu vàng, túm lông trên đầu lại màu đen. Chúng thích sống thành gia đình khoảng 3-5 cá thể.
Loài vượn này yêu thích ăn lá cây, chồi non, quả, côn trùng, thậm chí ăn cả trứng chim hay chim non trong tổ. Đây là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao và cũng được đưa vào sách đỏ Việt Nam để bảo tồn.
Vượn cao vít
Là những con vượn đực toàn thân đen, chỏm mào trên đỉnh đầu. Còn cá thể cái lại có toàn thân vàng, có một mảng lông đen nhưng lại không có chỏm. Thường snh sống trên cây, hay cất tiếng hú “cao vít” nên người ta mới gọi là vượn cao vít bởi sự đặc trưng này. Chúng sinh sống nhiều ở Đông Bắc Việt Nam, khu vực Đông Nam Trung Quốc.
Sự tiến hóa và lai ghép của vượn
Việc xác định được thời gian tiến hoá của con vượn không hề dễ, cũng chưa có nghiên cứu chính xác nào. Tuy nhiên ước tính phân tách khỏi nhánh chính để tạo ra loài vượn là khoảng 8 triệu năm về trước.
Loài vượn gồm 4 chi chính, và không có sự đồng thuận giữa bốn chi này. Trong quá trình sinh sống và phát triển, những con vượn di chuyển tới nhiều khu vực khác nhau, tạo ra những đặc tính sinh trưởng đặc trưng để phù hợp với từng môi trường sống.
Con vượn trong văn hóa truyền thống các nước châu Á
Người ta tin rằng theo thuyết tiến hoá của loài người thì tổ tiên là những con vượn từ Châu Phi. Vì chúng có những nét đặc trưng của con người như có thể đứng thẳng, đi bằng hai chân, dùng 2 tay để di chuyển, săn bắt, cầm nắm thức ăn. Loài vượn có gen rất giống với tinh tinh, họ hàng gần gũi nhất với loài người. Việc những con vượn đi bằng hai chân, phần não bộ cũng khá phát triển.
Ngoài ra, mặc dù trong 12 con giáp không có con vượn, nhưng cũng được xem biểu tượng của những thứ may mắn, tốt đẹp và hạnh phúc. Vì người ta cho rằng đây là loài động vật thông minh, lanh lợi và giống con người hơn những loài động vật khác.
Trong dân ca quan họ Bắc Ninh hay điệu lý qua đèo của Huế, cũng đã nhắc tới hình ảnh con vượn, biểu tượng cho miền núi hoang sơ, hoang dã. Trong văn học Trung Quốc, thì đây từng được xem là “quý phái, huyền bí vì cho rằng chúng có thể tiến hoá và trở thành người.
Tình trạng bảo tồn loài vượn hiện nay
Mỗi con vượn lại có một âm mực khác nhau, cũng vì thế người ta hay dùng những âm thanh này để xác định nơi chúng sinh sống. Cũng vì thế mà chúng dễ bị sợ săn tìm thấy, cùng với môi trường sống tự nhiên bị tàn phá. Vì thế những con vượn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu không được bảo tồn
Bảo tồn Vượn đen má trắng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt và Vân Hồ – Sơn La
Đây là loài vượn có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới và được xếp vào nhóm nguy cấp trong sách đỏ của Việt Nam. Khu bảo tồn Pù Hoạt là một khu rừng tự nhiên lớn nhất phía Bắc đang thực hiện trọng trách bảo vệ loài linh trưởng này.
Ngoài ra dự án Inspire VietNam đã gieo 45.000 bom hạt nhằm phục hồi 100 ha rừng tự nhiên, nhờ sự phối hợp của 500 em học sinh, các hội phụ nữ,thanh niên thuộc 6 làng tại xã Vân Hồ. Cũng từ đó những con vượn đen má trắng đã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng và trở thành biểu tượng du lịch của nơi đây.
Bảo tồn loài vượn má đen nam tại vườn quốc gia Bù Gia Mập – Bình Phước
Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập có hệ sinh thái động thực vật rất đa dạng, phong phú, thuận lợn cho việc bảo tồn. Ở đây, những con vượn má đen được thu về từ những nguồn bắt giữ trái phép, các nhân viên cứu hộ và đem về điều trị, cung cấp thức ăn cho chúng. Không chỉ mình loài vượn này, ở vườn Bù Gia Mập còn giúp bảo tồn nhiều cá thể vượn và các loại động vật quý hiếm khác.
Bảo tồn các cá thể vượn cao Vít ở Trùng Khánh
Vào năm 2000, loài vượn này được xác nhận tuyệt chủng tại Việt Nam do không ghi nhận còn dấu hiệu sinh sống nào. Mãi đến năm 2002 thì tổ chức động vật hoang dã thế giới mới phát hiện ra 26 con vượn sinh sống ở một khu rừng của Trùng Khánh nước ta.
Vì thế, tới năm 2004 được tài trợ và dự án bảo tồn vượn Cao Vít tại Cao Bằng được đi vào hoạt động. Không chỉ ở Việt Nam, dự án này còn là sự bảo tồn chung của cả những con vượn sống ở tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.
Kết bài
Những con vượn đang đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng bị sụt giảm số lượng và có thể tuyệt chủng vì môi trường sống và tình trạng săn bắt. Cũng vì thế, mỗi người chúng ta, hãy cùng nhà nước chung tay góp sức bảo vệ loài động vật quý hiếm này.