Động vật - Thế giới của những loài có vú
  • Các loài có vú
  • Động vật hoang dã
  • Môi trường sống
  • Khám phá
  • Tin tổng hợp
No Result
View All Result
  • Các loài có vú
  • Động vật hoang dã
  • Môi trường sống
  • Khám phá
  • Tin tổng hợp
No Result
View All Result
Động vật - Thế giới của những loài có vú
No Result
View All Result
Home Khám phá

Chuột chũi – Những sự thật thú vị về có thể bạn chưa biết

admin by admin
9 Tháng mười một, 2022
in Khám phá
0
Chuột chũi mũi sao siêu đáng yêu (Condylura cristata)

Chuột chũi mũi sao siêu đáng yêu (Condylura cristata)

0
SHARES
306
VIEWS

Chuột chũi là loài động vật có vú thuộc bộ gặm với các đặc điểm sống đặc biệt. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, chúng đã dần học cách thích nghi với lối sống dưới lòng đất. Cùng tìm hiểu về loài động vật thú vị này qua những thông tin trong bài viết nhé.

Giới thiệu về loài chuột chũi

Ai trong chúng ta cũng đều đã quá quen thuộc với loài chuột chũi, khác với chuột đồng hay các loài chuột khác thì chúng có những tập tính đặc biệt nổi bật. Có thể ít ai có thể biết được tường tận thông tin về giống chuột này cũng như tập tính sinh hoạt của chúng, cùng theo dõi thêm để biết thêm kiến thức qua một vài điểm dưới đây.

Chuột chũi là gì?

Chuột chũi là một loại động vật có vú, sống trong hang và có họ Talpidae, thuộc bộ Soricomorpha. Loài này được phát hiện từ lâu nhưng chỉ mới được quan tâm và nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XVIII. Đây là loài động vật ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì chúng gặp trong quá trình đào đất bao gồm: côn trùng, bò sát, động vật nhỏ (rắn, rết, giun…).

Đặc điểm của chuột chũi

  • Chuột chũi có chiều dài từ 5 – 40cm với khối lượng từ 50g đến 800g, con đực thường lớn hơn con cái.
  • Cơ thể có hình cái nêm, trên đầu phẳng, mắt đen lồi nhỏ, thường bị hạn chế do sống ở dưới lòng đất quá lâu.
  • Răng cửa lớn là một đặc trưng của loài vật này, chúng có bộ răng dài, lớn và chắc khỏe, chúng dùng răng để đào đất, với cấu trúc đặc biệt của xương hàm giúp chúng nghiền nát được đất và đẩy chúng ra ngoài một cách dễ dàng.
  • Răng cửa chuột mũi mọc rất nhanh, đây cũng là một trong những lí do hình thành thói quen đào đất của chúng. Do răng cửa dài và phát triển nên chúng không thể ngậm miệng lại.
  • Cơ thể chúng được bao phủ bởi một bộ lông ngắn mềm mại bởi 2 lớp lông, lớp đầu là lông tơ màu hồng, lớp ngoài là lớp lông dày đặc màu nâu xám hoặc đen, lớp lông trên bụng nhạt hơn có màu be hoặc cà phê. Màu sắc trên lớp lông của chúng thay đổi theo nơi ở của chúng.
  • Phần chân của chúng không được bao phủ bởi lông, chân chúng có màu hồng với những móng vuốt sắc nhọn.
  • Mắt chúng thường bị thoái hóa và không có tác dụng.
  • Chúng cũng có các chi trước rất to khỏe.
  • Chuột chũi sử dụng khứu giác và xúc giác để nhận biết cuộc sống xung quanh (vì mắt bị thoái hóa). Chúng tìm đồng đội qua việc ngửi mùi phân và mùi nước tiểu.
Chuột chũi thường đào hang tại các bãi cỏ và đồng cỏ
Chuột chũi thường đào hang tại các bãi cỏ và đồng cỏ

Cách nhận biết môi trường sống chuột chũi

Chuột chũi thường đào hang tại các bãi cỏ và đồng cỏ, có thể dễ dàng xác định nơi xuất hiện của chúng bởi các hố đào đặc trưng, nơi mà chúng đi qua sẽ luôn có một ụ đất được đào sẵn và tạo ra những chiếc hố bên dưới. Chuột thường đào hang trong đất tơi xốp và dành cả cuộc đời để sống trong lòng đất.

Các thói quen nổi bật hàng ngày của chuột chũi

Chuột chũi là loài sống ẩn dật, người ta có thể nhìn thấy được những dấu vết chúng để lại (những ụ đất được đào lên) nhưng hiếm khi nhìn thấy chúng vì chúng sống trong lòng đất và hiếm khi nào trồi lên. Chúng có thể đi sâu đến 4m vào lòng đất.

Chuột chũi luôn đào hang nhưng chúng sẽ không làm tổ ở dưới các lớp đất sét hoặc đất cát. Trong tổ của chúng có rất nhiều đường hầm và lối thoát hiểm. Chúng cũng sẽ tạo ra được những chiếc hang đủ ẩm ướt để các loài động vật và côn trùng nhỏ như sên, giun đất, rết sinh sôi và trở thành món ăn sẵn cho mình. 

Chuột chũi không có thói quen đi lên mặt đất và chúng rất sợ sự chiếu sáng của ánh sáng mặt trời, vì có thân nhiệt cao và cơ thể không có cấu tạo thích nghi với sự tỏa nhiệt nên nếu ở dưới ánh sáng lâu, nó sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và có thể chết.

Khi thời tiết lạnh hoặc đào nhầm vào nguồn nước, chúng sẽ trở nên lười biếng và không hoạt động trong một thời gian. Cũng giống các loài động vật khác, chuột chũi cũng có các gia đình nhỏ của mình, trong một tổ chuột thường bao gồm một cặp cha mẹ và khoảng vài lứa con.

Các loại chuột chũi trong hệ động vật hiện nay

Có rất nhiều loài chuột chũi khác nhau, chúng được phân loại theo đặc điểm, nơi ở hoặc môi trường sống. Chúng sinh sống ở nhiều nơi: thảo nguyên, sa mạc, thảo nguyên rừng, ngoại ô… nơi mà chúng chọn thường có lượng đất ở mật độ vừa phải, đất quá cứng sẽ không thích hợp với chúng. 

Các loài chuột chũi không chỉ gồm những loài vật có chân to khỏe để đào hang, một số chúng còn trở thành vận động viên bơi lội và có thể kiếm mồi dưới nước.

Chuột chũi mũi sao siêu đáng yêu (Condylura cristata) 

Là loại chuột sống ở Bắc Mỹ, chúng có chiều dài khoảng từ 15 – 20 cm. Đây là loài sống bán thủy sinh, có phần màu hồng ở mõm và khứu giác rất thính dùng để phát hiện ra con mồi.

Chuột chũi mũi sao siêu đáng yêu (Condylura cristata)
Chuột chũi mũi sao siêu đáng yêu (Condylura cristata)

Chuột chũi đuôi trụi phổ biến (Scalopus aquaticus)

Cũng là một loài sống ở Bắc Mỹ, chúng có chiều dài khoảng từ 11 – 17 cm, chúng có lông dài che hết mắt và tai bị che đi làm chúng ta lầm tưởng chúng không có tai. Chúng thường làm tổ trong các hang có đất lẫn cát ẩm.

Chuột chũi có nguồn gốc từ châu Âu (Talpa europaea)

Đây là loài có chiều dài khoảng từ 10 – 16 cm, sinh sống trên địa bàn các nước châu Âu. Chúng thường làm những hệ thống đường hầm rộng, cố định và sinh sống lâu dài.

Chuột chũi siêu nhỏ (Spalax leucodon)

Chúng có chiều dài khoảng từ 13.5 – 20cm, phân bố rộng rãi từ châu Âu đến Tây Á. Chúng là loài quan trọng với y học, được sử dụng để nghiên cứu việc chữa ung thư cho con người.

Chuột chũi nước rất độc đáo (Galemys pyrenaicus)

Có chiều dài khoảng từ 12- 16 cm,sinh sống ở vùng núi Pyrenees, là loại chuột không đào hang mà thường sinh sống tại các khe đá. Chúng thường kiếm ăn dưới nước tại các dòng suối nhỏ.

Chuột chũi đến từ nước ở Nga ((Desmana moschata)

Là loại chuột nước có kích thước khá to, thường to trên 20 cm, sống ở Nga và Ukraine. Loài chuột chũi này có màng ở chân sau với chiếc đuôi dẹt, chúng thường sinh sống ở dưới nước và thích nghi với việc bơi lội, kiếm ăn dưới nước.

Tập tính sinh sản của dòng chuột chũi
Tập tính sinh sản của dòng chuột chũi

Thói quen ăn uống của chuột chũi như thế nào?

Thức ăn chủ yếu của loài gặm nhấm này chủ yếu là giun đất, các loại côn trùng (rắn, rết, ốc sên…) và các ấu trùng trong lòng đất. Thức ăn chính của chúng là các loài giun đất và các loại thực vật họ đậu.

Một ngày, chuột chũi chỉ tiêu thụ lượng thức ăn bằng ½ trọng lượng cơ thể của mình. Chúng cũng ăn cả các loài thực vật. Chúng ăn củ, rễ và thân của các cây.  Để ăn được thân cây, chúng sẽ ăn củ và rễ trước, sau đó kéo toàn bộ cây xuống để có thể ăn thân cây một cách dễ dàng. 

Tập tính sinh sản của dòng chuột chũi

Chuột chũi trưởng thành rất nhanh, chúng đến tuổi dậy thì và sẵn sàng sinh sản ở tháng thứ 3 của cuộc đời. Con đực sẽ đào đường hầm để tìm đến nơi sinh sống của con cái.

Thời gian chuột chũi kết bạn tình kéo dài vài tuần, chủ yếu là trong tháng 3 và tháng 4. Chúng mang thai trong khoảng 5 – 6 tuần, mỗi lứa sẽ có khoảng từ 3 – 6 con. Con non sẽ được chăm sóc trong tổ khoảng 1- 2 tháng, sau đó chuột con phải rời tổ và tự kiếm ăn.

Nếu trong đàn có hai con cái thì chúng sẽ sinh sản theo thứ tự. Trong mùa sinh sản, một con cái có thể mang thai hai đến ba lần, con non sẽ mở mắt sau 20 ngày và đến ngày 22 chúng có thể tự ăn. Chúng có tuổi thọ khá cao, trung bình khoảng 5 năm, nếu trong điều kiện thích hợp chúng có thể sống đến 8 – 9 năm.

Chuột chũi trưởng thành rất nhanh với tốc độ vượt trội
Chuột chũi trưởng thành rất nhanh với tốc độ vượt trội

Môi trường sống của giống chuột chũi  

Chuột chũi có khả năng thích nghi tốt, có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, do đó chúng phân bố rất rộng trên thế giới. Có thể tìm thấy chúng ở trên khắp bắc bán cầu, Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Tây Á, Nga…

Chúng có thể sống được trên các thảo nguyên, sa mạc, bán sa mạc và trong các khu vực hay nông trại của người nông dân, đôi khi được tìm thấy trong vành đai rừng, gần đường rừng, chúng thậm chí còn được tìm thấy trong các vùng núi với độ cao khoảng 4000m.

Lợi và hại của loài chuột chũi

Cũng như các loài chuột đang sinh sống trên thế giới, chuột chũi có những lợi ích và tác hại sau: 

Lợi ích của chuột chũi đối với con người

  • Là đối tượng quan trọng trong việc sử dụng để nghiên cứu y học trong chống ung thư và kéo dài tuổi thọ cho con người.
  • Sử dụng nguồn thức ăn là các loại sâu bọ, rắn rết, ốc sên giúp giảm các côn trùng gây hại cho cây trồng và con người.
  • Không gây nhiều tác hại như các loài chuột sống trong nhà khác như chuột chù, chuột đồng, chuột nhắt…

Tác hại của chuột chũi mà ai cũng nên nắm rõ

  • Vì sử dụng phân và nước tiểu để nhận biết nhau nên nó sẽ gây ra nhiều mùi khó chịu cho con người.
  • Giun đất là một động vật có lợi cho đất, giúp đất tơi xốp, nhưng chúng cũng là loại thức ăn chính cho chuột, vì vậy việc này cũng gây ra một số tác hại nhất định.
  • Chuột chũi đào hang dưới lòng đất, chúng đào quanh các gốc cây làm cho các loại cây đó bị rỗng đất và không phát triển được ảnh hưởng đến nông sản của người nông dân.
  • Vì đào đất và ném lên trên nên chúng tạo ra nhiều lỗ và nhiều đống đất trên đường gây cản trở lưu thông.
Chuột chũi có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường 
Chuột chũi có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường

Kết luận

Chuột chũi là một trong những sinh vật đặc biệt chỉ sinh sống và phát triển trong lòng đất. Hy vọng qua những chia sẻ trên bài viết trên quý bạn đọc có thêm được những kiến thức về đặc điểm, phân loại cũng như lối sống của loài gặm nhấm thú vị này, qua đó có thể biết cách phòng chống và ngăn ngừa chúng tiếp cận phá hoại con người.

admin

admin

Next Post
Thời tiết là yếu tố cần thiết cho chuột đồng phát triển

Chuột đồng - Đặc điểm và các biện pháp cần thiết phòng trừ

Loài vượn cáo vô cùng quý hiếm
Động vật hoang dã

Hướng Dẫn Cách Chọn Thức Ăn Tốt Nhất Cho Loài Vượn

by admin
8 Tháng 3, 2023
0

Nếu bạn đang tìm kiếm một hướng dẫn cách chọn thức ăn tốt nhất cho loài vượn, bạn đã đến...

Read more
So sánh kích thước của loài vượn và tinh tinh

So Sánh Con Vượn và Tinh Tinh – Sự Khác Nhau Giữa Hai Loài

8 Tháng 3, 2023
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của loài vượn

Đặc Điểm Sinh Sản Của Loài Vượn – Những Thông Tin Liên Quan

8 Tháng 3, 2023
Nguồn gốc của con vượn

Nguồn Gốc Của Con Vượn: Khám Phá Lịch Sử Và Sự Phân Bổ

8 Tháng 3, 2023
Cách lựa chọn thức ăn phù hợp với loài dê của bạn

Hướng Dẫn Cách Chuẩn Bị Thức Ăn Tốt Nhất Cho Loài Dê

6 Tháng 3, 2023
logo

Chào mừng bạn đến với thế giới dongvat24h.net, chúng tôi luôn tổng hợp bài viết cập nhật tin tức, bài viết, video mới nhất về động vật có vú

khám phá những tập tính, đặc đểm, moi trường sống của chúng.v.v.v. Chúc bạn có được thông tin hữu ích cho mình.

2022 Copyright of https://dongvat24h.net/ DMCA.com Protection Status
  • Các loài có vú
  • Động vật hoang dã
  • Môi trường sống
  • Khám phá
  • Tin tổng hợp