Chó cỏ là loài vật nuôi đã tồn tại và song hành cùng con người Việt Nam suốt hàng nghìn năm lịch sử. Chúng có tính cách ngoan ngoãn, nghe lời và rất tình cảm với chủ. Để hiểu hơn về vật nuôi thân thuộc này, bạn đọc hãy bớt chút thời gian tham khảo nội dung bài chia sẻ sau đây.
Nguồn gốc của giống chó cỏ
Chó cỏ hay còn được biết đến với cái tên chó mực, chó dé, chó ta, chó vẹn,…. Chúng đều có chung nguồn gốc ở Việt Nam và đồng hành cùng con người nơi đây hàng nghìn năm lịch sử. Theo sổ sách ghi chép từ thời xa xưa, cách đây hơn 6000 năm trước cha ông ta đã thuần hóa chúng một cách tự nhiên. Do quá trình gắn bó lâu dài, cùng con người trải qua đời sống sinh hoạt đời thường nên chúng khá gần gũi.
Giống chó cỏ được thuần chủng, không lai căng, pha tạp với bất kỳ loài nào nên rất dễ nuôi và phổ biến tại nước ta. Một giả thuyết còn cho rằng giống ở miền Bắc có nguồn gốc từ sói đỏ và miền Nam thì thuần hóa chó hoang từ Phú Quốc. Chúng được con người nuôi dưỡng, gắn bó từ thành thị đến nông thôn và đã được đi vào nhiều tác phẩm văn học nước nhà.
Hiện nay, Việt Nam có 4 giống chó phổ biến bao gồm chó H’mông, chó Đông Dương chó Bắc Hà, chó Phú Quốc. Trong đó chó cỏ Đông Dương là dòng nguyên thủy tại các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cần được bảo tồn. Chúng được người dân nuôi chủ yếu để trông nom nhà cửa, phục vụ việc đi rừng nhưng đang dần hiếm do không được bảo tồn gen gốc.
Đặc điểm về ngoại hình của chó cỏ
Những chú chó cỏ ở mỗi vùng miền lại có kích thước và ngoại hình khác nhau. Bởi chúng bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài nên bản thân cần phải thay đổi để phù hợp với môi trường sống. Tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm ngoại hình chung nổi bật như sau:
Kích thước
Chó cỏ có kích thước không đồng đều nhau về chiều cao cũng như cân nặng như giống ngoại. Trong đó những con cái được còn có kích thước nhỏ hơn một chút so với con đực. Một chú chó trưởng thành có chiều cao từ chân đến vai từ 45 đến 65cm, căn nặng từ 10 đến 25 kg. Hầu hết giống chó cỏ đều có chiều dài cơ thể lớn hơn chiều cao nên tổng thể khá cân đối và hài hòa.
Phần đầu
Đầu của chú chó cỏ khá thon và cân đối với cơ thể. Mõm dài hình chữ V có kích thước chiếm ½ cái đầu, phần cuối miệng mở rộng, phần đầu hơi nhọn. Mặt chó hình tam giác, trán phẳng, mũi có màu đen, lưỡi đốm hoặc nguyên màu hồng. Tai to vừa phải được nằm cân đối hai bên hộp sọ, khi nhỏ chúng sẽ cụp lại và đến lúc trưởng thành sẽ vểnh lên trông giống hình vỏ sò hướng về phía trước.
Phần thân
Thân của chó cỏ có hình chữ nhật nằm ngang, lưng thẳng, bụng thon không tròn. Bốn chi được chia thành 2 hàng đứng song song với nhau theo xu hướng hơi chụp lại. Bàn chân của chúng khá nhỏ có các ngón ngắn và móng đầy đủ. Đuôi uốn cong dựng hình vòng cung trên lưng nhìn trông giống với hình lưỡi liềm.
Bộ lông
Lông của chó cỏ khá ngắn, độ dày tùy thuộc vào từng dòng khác nhau. Đa phần chúng có lông tơ mềm lúc còn nhỏ và đến khi trưởng thành sẽ khá xồm và sơ nên sờ vào hơi thô. Lông chó có màu sắc khá đa dạng tùy vào sự kết hợp của bố và mẹ. Tuy nhiên chúng sẽ có các màu phổ biến như vàng, đen, nâu, đỏ lửa, trắng pha đen, vàng trộn xám, đen 4 mắt.
Tính cách của chó cỏ – Loài chó thông minh
Giống chó cỏ đặc biệt thông minh và dễ dàng hòa đồng với con người. Chính vì vật từ xa xưa chúng đã được ông cha ta nuôi dưỡng và xem như một người bạn thân thiết. Sau đây là những đặc điểm tính cách nổi bật của loài vật nuôi này.
Ngoan ngoãn, gần gũi với chủ nhân
Những chú chó cỏ rất ngoan ngoãn, hiểu được lời nói của chủ và nghe theo. Chúng biết sợ khi bị mắng, làm sai, và quấn lấy con người như những người bạn thân thiết. Loài chó này còn biết chơi đùa vui nhộn cùng với chủ nhân, chúng không hề quậy phá và cắn xé đồ như các dòng chó ngoại.
Giàu tình cảm
Những chú chó cỏ được nuôi trong nhà luôn thức dậy cùng lúc với chủ nhân, quấn quýt thành viên trong nhà bất kể lúc đi dạo, ăn cơm hay đi đâu xa về. Đây là điều chứng tỏ nó khá tình cảm và thân thiện với con người. Giống chó này có thể vui chơi cả ngày cùng bạn mà không hề mệt mỏi hay thấy chán.
Điểm đặc biệt của loài chó cỏ là trước khi chết chúng sẽ bỏ đi vào ngày để đào hang. Sau đó chúng trở về nhà và chào tạm biệt chủ của mình lần cuối rồi đi mãi không về nữa. Nhiều người cho rằng chúng làm như vậy để chủ không quá buồn bã. Cái hang mà chúng đào cũng là nơi bản thân nằm xuống yên nghỉ sau khi đã hoàn thành ước nguyện.
Chó cỏ rất trung thành và nghe lời
Giống chó này được nhiều gia đình nuôi nấng như loài thú cưng trong nhà bởi chúng có bản tính rất trung thành và biết nghe lời. Chúng luôn sẵn sàng làm theo những mệnh lệnh mà chủ nhân yêu cầu nhanh chóng và tốt nhất có thể. Nếu dòng chó cỏ này được huấn luyện bài bản thì nó sẽ có khả năng canh gác rất đáng kinh ngạc.
Giống chó cỏ luôn cảnh giác cao độ với người lạ mặc dù chúng khá thân thiện và quấn trẻ nhỏ. Nếu nó thấy người lạ mặt vào nhà sẽ sủa lớn cũng như tăng tiến hiệu để chủ nhân biết. Đến lúc chó được người nuôi mình ra hiệu lệnh dừng thì sẽ thôi. Hơn nữa loài vật nuôi này còn luôn tỏ lòng biết ơn, tôn trọng chủ và sẵn sàng bảo vệ họ ở mọi nơi nếu chúng được đãi đãi tốt.
Sự thông minh
Chó cỏ là dòng được xếp vào loại khôn ngoan, nhanh nhẹn hàng đầu trong các loài động vật có vú. Chúng có khả năng nhận thấy chủ nhân đang vui, buồn, tức giận. Nó luôn hiểu được lúc bị quát thì nên cảm thấy hối lỗi, khi nào được yêu thương thì có thể nũng nịu. Chính vì bản chất thông minh của mình mà nó được huấn luyện để làm chó săn.
Loài chó cỏ còn sở hữu khả năng chạy nhảy linh hoạt, chiếc mũi siêu thính có thể đánh hơi mọi thứ nên được đào tạo để làm chó nghiệp vụ. Hơn nữa nếu bạn nuôi chúng trong nhà thì không cần nhờ đến mèo mà đã có chiến binh này ra tay dẹp loạn.
Sự năng động
Chó cỏ là loài rất ưa hoạt động, thích chạy nhảy và vui đùa khắp nơi nên bạn nhốt chúng sẽ bị cuồng chân. Điều này vô hình sẽ gây nên tính cách cộc cằn, hung dữ như thời chưa được thuần hóa. Bởi vậy, nếu bạn nuôi chúng trong nhà thì nên thường xuyên để nó được ra ngoài trời, đi dạo trên những con đường trong lành.
Tại sao nên nuôi chó cỏ?
Loài chó này từ lâu đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam và được nhiều gia đình lựa chọn là thú cưng trong nhà. Sau đây là những lý do cơ bản mà chúng ta nên nuôi chó cỏ. Cụ thể
Ngoại hình ưa nhìn, thân thiện với con người
Ngoại hình của những chú chó cỏ rất dễ thương, không quá to mà cũng không bé nhỏ quá. Thời gian loài vật này từ khi nhỏ đến lúc trưởng thành tuy có sự thay đổi lớn về ngoại hình nhưng luôn giữ được sự đáng mến cần có. Chúng luôn hiền lành và thân thiện với con người nên nhanh chóng chiếm được thiện cảm của người yêu động vật.
Chó cỏ có sức khỏe tốt, dễ nuôi
Giống chó này rất dễ nuôi, dễ chăm sóc hàng đầu trong các loại chó. Bởi chúng được thuần chủng và chọn lọc hoàn toàn tự nhiên từ thời xa xưa nên nhanh chóng thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam. Chó cỏ có hệ miễn dịch tốt, sức bền dẻo dai và rất hiếm khi mắc bệnh.
Chó cỏ thông minh
Loài vật nuôi này luôn hiểu được những lời nói, hành động của chủ nhân bằng trí thông minh của mình. Nếu bạn bỏ công sức và thời gian huấn luyện chó cỏ chúng có thể tự đi vệ sinh đúng nơi quy định, bắt tay, nằm dựa theo mệnh lệnh của con người. Nó thậm chí còn có khả năng làm chó nghiệp vụ nếu được đào tạo bài bản.
Cách nuôi và chăm sóc chó cỏ bạn nên biết
Chó cỏ là giống khá dễ nuôi và có chế độ chăm sóc đơn giản mà ai cũng dễ dàng thực hiện. Nếu bạn đang có ý định sở hữu thú cưng này trong nhà thì có thể tham khảo các chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sau:
Nuôi chó cỏ theo giai đoạn
Để giúp chó phát triển toàn diện bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của chúng theo từng giai đoạn cụ thể:
- Giai đoạn 3 tháng tuổi: Đây là thời điểm chó đang còn bú sữa mẹ hoàn toàn nên bạn có thể cho nó uống thêm một chút sữa tươi.
- Giai đoạn 6 tháng tuổi: Thời điểm này bạn hãy bắt đầu cho chúng tập ăn cơm nhuyễn với thức ăn đã nấu chín để giúp chúng bổ sung thêm dinh dưỡng.
- Giai đoạn trên 1 tuổi: Đây là thời điểm mà bạn đã có thể cho chúng ăn thịt cá, trứng, rau củ như một chú chó cỏ trưởng thành.
- Giai đoạn mang bầu: Bạn hãy tăng cường bổ sung thêm nhiều thức ăn tươi ngon, đầy đủ dinh dưỡng để chúng có thể nuôi bào thai tốt nhất.
Cách chăm sóc chó đúng cách
Bạn có thể chăm sóc chó bằng cách tắm cho chúng bằng dung dịch chuyên dụng với khoảng thời gian là mùa đông 2-3 tuần/1 lần, mùa hè 1 lần/ 1 tuần. Chúng ta cũng nên kiểm tra các kẽ móng chân, hốc tai của nó thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và bọ. Mặc dù chó cỏ có sức đề kháng tốt nhưng bạn cũng nên nhớ tiêm 1 mũi phòng dại và 1 mũi phòng bệnh đường ruột khi nó ở giai đoạn 2 đến 3 tháng tuổi.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, tính cách của chó cỏ. Loài động vật này đã được người Việt Nam thuần hóa hàng nghìn năm nay nên rất thân thiện và dễ dàng gần gũi với chủ nhân. Nếu bạn muốn nuôi và chăm sóc một chú chó ta thuần chủng thì hãy bổ sung kiến thức mà chúng tôi đã đề cập bên trên nhé.