Chuột đồng là một loài động vật gặm nhấm với khả năng sinh sản cao. Chúng có thân hình săn chắc, là động vật ăn tạp, thường sinh sống theo bầy đàn và có tuổi thọ ngắn. Cùng tìm hiểu về loài động vật gặm nhấm thú vị này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Thông tin, đặc điểm chung của chuột đồng
Chuột đồng xuất hiện nhiều tại các cánh đồng lúa và phá hoại mùa màng của người nông dân nên chúng đặc biệt bị ghét bỏ. Nhiều người chỉ biết đến chuột là động vật ăn hại và tìm cách tiêu diệt nhưng ít ai biết được những thông tin cũng như đặc điểm của giống chuột này, cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua một vài điểm dưới đây:
Đặc điểm của chuột đồng
Chuột đồng có hình dạng tương tự chuột nhắt nhưng có thân hình săn chắc hơn cùng tai và mắt nhỏ, răng hàm nhọn và cao., đuôi ngắn, đầu tròn. Một số đặc điểm của loài chuột này dễ được nhận biết như:
- Thân mập, dài, đầu tròn, tai vểnh, mõm nhọn, đuôi thon dài, lưng gồ, có màu vàng nâu, bụng màu trắng đục, chân ngắn, mảnh khảnh.
- Có trọng lượng khoảng từ 300 – 400g tùy con.
- Có hai loại là chuột đồng lớn và chuột nhỏ. Chuột lớn thường có chiều dài cơ thể từ 304 – 400mm, mặt lưng màu vàng rơm và có màu cánh gián. Chuột đồng nhỏ có chiều dài nhỏ hơn, khoảng 260 – 300mm, mặt lưng có màu nâu xám, lông bụng có màu trắng ngà.
- Chúng thường có một vết nhỏ màu vàng ở dưới bụng.
Đặc tính sinh học đặc biệt của chuột đồng
- Có thị giác không tốt, không nhìn được xa và không phân biệt được màu sắc nhưng bù lại khả năng cảm nhận của chuột rất cao, chúng có thể cảm nhận được đồ ăn ở một khoảng cách từ xa.
- Chuột có trí nhớ kém, nhưng có thính giác tốt nên dễ phản xạ trước mỗi tiếng động nhỏ.
- Là loài động vật hoạt động chủ yếu về ban đêm và cực kỳ nhanh nhẹn.
- Đặc trưng của chuột đồng là có răng cửa rất khỏe, có xu hướng mọc dài ra vì vậy chúng phải cắn phá đồ đạc để mài răng.
- Chúng thường làm tổ ở dưới đất và dưới hang ở các ruộng lúa, vì vậy chúng sẽ tàn phá và gây hại cho ruộng lúa khi đến mùa thu hoạch.
Thức ăn của chuột đồng là gồm những thực phẩm gì?
Chuột đồng là loài ăn tạp, thức ăn của chúng ngoài lúa, gạo, ngô, khoai thì chúng còn ăn cả các loài côn trùng, chúng sẽ ăn cả thịt đồng loại trong trường hợp thiếu thức ăn.
- Chuột ăn khoảng 3 đến 4 gram thức ăn trong một ngày, chúng có xu hướng thích ăn các hạt hoặc ngũ cốc, hoặc bất cứ thứ gì chúng tìm thấy.
- Chúng cũng uống đến 9-15ml nước mỗi ngày và không cần quá nhiều nước để có thể duy trì sự sống.
Tập tính sinh sản để duy trì nòi giống của chuột
Khả năng sinh sản của chuột đồng khá kinh hoàng, chuột sinh sản rất nhiều để duy trì nòi giống, trong một hang chuột có thể có đến 60 con chuột, chúng có thể đẻ 5 – 6 lứa mỗi năm, mỗi lứa sẽ khoảng 10 – 15 con. Chuột con mới đẻ còn yếu, nhưng chỉ khoảng 1 -2 tuần sau nó đã có thể tự đi kiếm ăn. Như vậy, một cặp chuột có thể sinh sản ra hàng ngàn cặp chuột, con, cháu, chắt…
Trong thời gian mang thai và sinh sản, chuột mẹ sẽ không ra ngoài kiếm ăn, chuột đẻ nhiều vào tháng 11 – 12 và ít dần vào tháng 2 – 3, số lượng chuột trưởng thành tăng cao vào tháng 6. Nếu lượng thức ăn dồi dào chuột sẽ đẻ rất nhiều và sinh sản rất nhanh.
Chuột cái sẽ mang thai trong 19 ngày, con con khi sinh chưa mở mắt và không có lông, chỉ có một lớp màng lông ngắn bao quanh. Khoảng 5 đến 8 tuần thì cơ quan sinh dục của các con chuột con sẽ mọc ra và hoàn thành. Chính vì vậy khi chúng chưa đủ 5 tuần, chúng ta sẽ không thể phân biệt được đó là chuột đực hay chuột cái.
Một số loại chuột đồng
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại chuột đồng, có thể kể ra một số loại như: chuột nước, chuột tuyết, chuột ngải đắng, chuột núi, chuột dạng chuột chũi, chuột lưng đỏ, chuột Trung Á, chuột Đông Á, chuột cây…
Ở Việt Nam hiện nay cũng có tới hơn 43 loại chuột đồng khác nhau trong đó có khoảng 15 loài là chuột (chủ yếu sống trên các ruộng lúa) các loại khác là chuột rừng và chuột nhà (4 loại).
Vòng đời của loài chuột đồng khoảng bao nhiêu?
Cuộc đời của một con chuột đồng thường khoảng 9 tháng đến 1 năm tùy theo môi trường mà nó sinh sống.
- Chúng thường sinh sản vào tháng 4 – tháng 5 và từ tháng 10 – tháng 11 và mùa sinh sản vào tháng 6.
- Chuột thường động dục trong 4 – 6 ngày, nếu nhốt những con chuột cái với nhau thì chúng sẽ không động dục, nhưng khi cho chúng tiếp xúc với nước tiểu của chuột đực, chúng sẽ lại động dục sau 60 giờ.
- Chúng có tuổi thọ ngắn, chỉ khoảng 5 – 6 tháng, nhưng trong môi trường thích hợp, chúng có thể sống sót đến hơn 20 tháng.
- Chuột con khi được sinh ra không có lông và chưa mở mắt, chúng sẽ mở mắt sau 10 ngày và mọc lông đầy đủ trong 15 ngày. Chuột sẽ cai sữa sau khoảng 20 ngày và có thể tự đi kiếm ăn.
- Vì sinh sản quá nhanh khiến mật độ dân số chuột tăng cao, tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, số lượng chuột lại giảm đi trông thấy. Số lượng chuột giảm có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do thiếu thức ăn, bệnh tật hoặc do những con chuột trong đàn đánh nhau để giành địa bàn.
- Có một sự thật là các con chuột cái sẽ sống lâu hơn chuột đực.
Thói quen của chuột đồng
- Chuột đồng có thói quen mài răng chúng để làm giảm bớt độ dài của răng, chính vì thế nếu bạn phát hiện xung quanh ngôi nhà của mình có các vật dụng bị cắn nham nhở thì đó chính là do chuột cắn đấy!
- Chúng có thói quen sinh sống ở dưới đất và xung quanh các ruộng lúa, đây là nơi thích hợp để chúng tìm thấy nguồn thức ăn quý báu của mình.
- Chuột đồng là loài ăn tạp, thức ăn ưa thích của chúng là lúa, ngũ cốc, các loại hạt và hoa màu, chúng thường hoạt động mạnh vào mùa gặt và phá hoại mùa màng.
- Chuột đồng thường có thói quen sống về đêm, khi mọi người đã ngủ chúng sẽ chui khỏi hang nên phải đặt bẫy mới có thể bắt được chúng.
- Chuột có tính đa nghi, chúng thường ngửi thử đồ ăn trước khi ăn, nếu cần đánh bả chuột cần cho mồi không có độc trong khoảng 2 ngày đầu sau đó mới trộn thuốc vào đồ ăn. Đặc biệt, theo dân gian, chuột là loài thông minh nên khi đánh bả chuột không nên nói to nếu không chúng nghe thấy sẽ không ăn bả nữa.
- Chuột thường có khuynh hướng bỏ tổ vào mùa đông vì mùa này rất khó để kiếm ăn, chúng sẽ tiến hành di cư và làm tổ trong những ngôi nhà của con người.
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của loài chuột đồng
Nhiệt độ, thời tiết, môi trường… ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chuột đồng. Vì loài chuột không ưa nước nên vào mùa mưa lượng chuột sẽ giảm đi vì chúng sẽ không có khả năng ra ngoài kiếm ăn, số lượng chuột sẽ tăng lên vào mùa khô vì đây là thời tiết lý tưởng cho chúng sinh sản. Con người cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể chuột đồng.
Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng nhiều nhất đến chuột đồng
Chuột có thể sinh sản quanh năm nhưng trong điều kiện nhiệt độ thấp (vào mùa đông) chúng sẽ không thể sinh sản do nhiệt độ thời tiết khắc nghiệt.
Nguồn thức ăn quyết định sự sinh tồn
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chuột đồng. Chúng có thể nhịn ăn tới 2 tuần tuy nhiên việc nhịn ăn sẽ làm việc sinh sản bị chậm lại.
Thời tiết là yếu tố cần thiết cho chuột đồng phát triển
Mưa lớn sẽ ảnh hưởng đến việc chuột đi kiếm ăn, ảnh hưởng đến cả quá trình sinh sản của chuột. Mưa lớn kéo dài có thể khiến tổ của chuột bị ngập nước dẫn đến việc chúng bị chết vì đuối nước.
Con người tác động làm giảm số lượng chuột
Con người là một trong các nhân tố chính làm suy giảm số lượng loài chuột do các hoạt động đánh bả, đặt bẫy… để phòng trừ loài chuột phá hoại mùa màng.
Biện pháp phòng trừ loài chuột đồng
Chuột đồng phá hoại mùa màng, làm thiệt hại đến lương thực của con người. Con số lương thực bị thiệt hại do chuột gây ra rất đáng sợ, các chuyên gia ước tính lượng lương thực, hoa màu mà chuột ăn và phá hoại mỗi năm đủ để nuôi sống 100 triệu người. Ngoài phá hoại mùa màng, chúng còn thường xuyên cắn phá nhà cửa, trần, sàn, đường dây điện gây ra nhiều tai nạn như hỏa hoạn, cháy nổ…
Chính vì những lý do trên mà chúng ta cần phải có các biện pháp phòng trừ chuột một cách thích hợp, tránh để chúng sinh sôi phát triển gây hại cho con người:
- Cần thu hoạch cây trồng đồng loạt, không nên trồng giống lúa ngắn ngày và nhiều vụ tránh tạo điều kiện cho chuột có nguồn thức ăn liên tục và nơi cư trú an toàn.
- Thường xuyên phát quang hai bên ruộng lúa và phá các ổ chuột đồng, sau thu hoạch nên đốt rơm rạ để chuột bị khói chạy ra khỏi hang, sau đó tiến hành phá ổ chuột.
- Giữ mực nước trong ruộng cao hơn bờ ruộng, lúc này chuột bị ngập nước sẽ chui ra từ hang, tiến hành dùng các dụng cụ chuyên dụng để bắt chuột.
- Sử dụng bả để bẫy chuột, bả có thể trộn cùng với lúa, gạo, khoai mì và thêm một ít dầu thực vật, đặt bả tại nơi chuột hay qua lại. Sau vài ngày thì mang bả đi tiêu hủy.
- Thịt chuột đồng rất ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, nên việc bắt chuột để làm thực phẩm cũng là một trong những cách tiêu diệt bầy chuột hiệu quả.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích về đặc điểm, tính chất, thói quen cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến loài chuột đồng, Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa loài gặm nhấm này.