Gấu xám là một trong những động vật có vú sở hữu rất nhiều tập tính thú vị trong tự nhiên. Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây số lượng cá thể của loài này đang suy giảm đáng kể bởi sự thay đổi các điều kiện của môi trường sống và sự săn bắn trái phép của con người. Để hiểu rõ hơn về nó bạn hãy tham khảo hết nội dung được chúng tôi chia sẻ trong bài viết hôm nay nhé.
Phân bố của loài gấu xám
Gấu xám có tên khoa học Ursus arctos horribilis. Chúng thích môi trường sống thoáng, nhiều cây bụi, đồng cỏ và các khu vực núi với độ cao thấp. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra loài này là hậu duệ của gấu nâu Ussuri có mặt khắp vùng Alaska tới miền đông nước Nga từ 100.000 năm trước.
Tính đến thời điểm hiện tại, gấu xám đã được tìm thấy ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu xét trong phạm vi của loài này thì chúng đang trở thành quần thể có mức độ phân bố rộng nhất.
Tuy nhiên, việc phân bố của loài này còn phụ thuộc vào sự thay đổi theo mùa. Cụ thể, khi xuân sang, tiết trời đã mát mẻ hơn, nguồn thức ăn dồi dào thì gấu xám thường cư ngụ ở các khu vực ven sông, vùng ngập lũ. Vào mùa hè, chúng sẽ nằm ở những đồng cỏ cao hơn.
Đặc điểm của gấu xám
Loài gấu này có vẻ bề ngoài khá to lớn, cường tráng và lực lưỡng. Những con trưởng thành thường nặng khoảng 130–180 kg (cái) và 180–360 kg (đực) và dài gần 2m. Phần bướu chúng rất đặc trưng với một khối cơ nằm trên vai và được sử dụng để thúc đẩy chuyển động của chân trước, đặc biệt là khi bắt đầu đào bới, tìm kiếm thức ăn.
Phần lông của loài này thường có màu nâu và chân sẫm hơn, pha thêm một chút trắng hoặc vàng ở sườn, lưng. Khuôn mặt gấu xám khá tròn, tai cũng ngắn hơn nhiều so với các quần thể cùng loại. Phần móng vuốt ở chân trước của chúng sẽ dài khoảng 5-10cm nên thường để lại dấu vết sâu trên mặt đất khi di chuyển. Bộ phận này chuyên dùng vào mục đích đào bới tìm kiếm rễ cây, củ và một số loài hoa cỏ trong hang sâu.
Gấu xám là động vật ăn tạp. Con mồi của chúng bao gồm côn trùng, cá, chim, một số động vật có vú nhỏ, trái cây, hạt, quả mọng, nấm,…tuy nhiên lượng nạp vào mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào mùa và vùng sinh sống. Vào mùa đông, khi vùng lãnh thổ bị bao phủ bởi tuyết và thức ăn trở nên khan hiếm thì loài này sẽ trú ẩn trong hang, bắt đầu bước vào thời kỳ ngủ đông.
Tập tính của gấu xám
Có rất nhiều tập tính thú vị ở loài động vật này đã được các nhà khoa học phát hiện ra trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về chúng, cụ thể như:
Ngủ đông
Khi mùa đông đến, nhiệt độ hạ thấp khiến băng tuyết bao phủ các vùng đồng cỏ thì gấu xám sẽ bắt đầu ngủ đông. Trung bình thời gian này sẽ kéo dài khoảng 5-7 tháng, tuy nhiên chúng có thể dậy sớm hơn nếu khí hậu ấm áp trở lại. Đây cũng là giai đoạn các cá thể cái sinh con.
Để chuẩn bị ngủ đông dài ngày, gấu xám cần có sẵn một cái hang ở độ cao trên 1.800 m, và tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm từ trước đó để không ăn uống gì trong 5-7 tháng tới. Chúng thường chờ đợi một cơn bão tuyết đáng kể đổ bộ rồi mới vào nơi trú ẩn để giảm bớt cơ hội những kẻ săn mồi sẽ tìm thấy mình. Tuy nhiên thời gian việc này kết thúc sẽ khác nhau đối với từng cá thể:
- Gấu đực kết thúc ngủ đông vào đầu đến giữa tháng 3.
- Con cái sẽ xuất hiện vào khoảng đầu tháng 4, 5.
Ở một số khu vực có nguồn thức ăn rất dồi dào quanh năm, gấu xám thường bỏ qua việc ngủ đông hoàn toàn hoặc rút ngắn khoảng thời gian này.
Tập tính sinh sản của gấu xám
Gấu xám thường sống đơn độc, chỉ kết đôi khi bắt đầu vào mùa sinh sản và tập trung quanh suối, hồ, sông và ao. Chúng là loài có tỷ lệ sinh sản thấp nhất trong tất cả các động vật có vú trên cạn, từ 1-4 con/năm. Do lãnh thổ của mỗi con đực khá rộng lớn, lên tới 1.500 dặm vuông nên việc nhận định được mùi từ cá thể cái trở nên khó khăn trong mật độ quần thể thấp.
Sau 5 tuổi, con trưởng thành bắt đầu có thể sinh sản được. Mặc dù đã giao phối với cá thể đực vào mùa hè nhưng gấu xám cái trì hoãn việc mang thai cho đến khi ngủ đông. Chúng sẽ chăm con trong vòng 2 hai năm và không tiếp tục giao phối trong khoảng thời gian này.
Gấu xám có hệ thống giao phối đa chủng, đồng nghĩa với việc con cái có thể giao phối với nhiều cá thể đực cùng lúc trong khi bước vào mùa sinh sản vào tháng 5-7 hàng năm. Tuy nhiên chúng rất dễ bị sảy thai nếu không tích đủ năng lượng cho kỳ ngủ động sắp tới.
Tập tính của gấu xám về ăn uống
Loài vật này có tập tính dự trữ xác động vật, rễ cây, hoa quả, nấm,… trong các hố nông. Để tránh bị con khác cướp mất, gấu xám sẽ phủ nhiều loại cỏ và rêu khác nhau lên bên trên cửa hàng, đồng thời giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn, tránh bị mốc, hư hỏng. Trí nhớ của chúng cũng rất tốt, luôn thuộc vị trí của nguồn thức ăn.
Thêm nữa, phần vuốt sắc nhọn ở chi trước của loài này có tác dụng đào đất để tìm kiếm rễ cây hoặc con mồi ẩn trong hang sâu, khá giống với các loài gặm nhấm nhỏ trong tự nhiên.
Tập tính trong giao tiếp
Mọi người có thể nhận biết tâm trạng của loài này thông qua các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể được biểu hiện rất rõ ràng, dứt khoát. Nếu bạn thấy chúng đứng bằng hai chân, mũi hếch lên là cá thể đó đang quan sát động tĩnh của các khu vực lân cận. Hoặc khi phấn khích, vui vẻ, thư giãn, gấu xám sẽ lắc đầu và nghiến răng.
Tuổi thọ
Tuổi thọ của gấu xám sẽ khác nhau theo giới tính cụ thể. Ví dụ như con đực có thể sống tối đa đến 22 năm, với cá thể cái lâu hơn một chút là 26 do cuộc sống của chúng ít nguy hiểm hơn và không phải tham gia vào các cuộc chiến để giành quyền giao phối theo mùa.
Trong trường hợp cá biệt cũng có những loài gấu xám hoang dã ở Alaska có thể đạt tuổi thọ lên đến 34 năm hoặc 39 năm nếu sinh sống tại các vùng ven biển. Tuy nhiên phần lớn các cá thể sẽ chết ngay những năm đầu tiên đời do không kiếm đủ lương thức ăn hoặc bị săn bắn. khi bị săn mồi hoặc săn bắn.
Đối thủ cạnh tranh và vai trò sinh thái của gấu xám
Gấu xám chỉ là một mắt xích nhỏ của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Sẽ luôn có những loài khác to lớn và khỏe mạnh hơn chúng xuất hiện để cạnh tranh nguồn thức ăn ít ỏi. Đó cũng là quy luật tất yếu mà mỗi động vật sẽ phải trải qua và ngay sau đây chúng ta sẽ được tìm hiểu thông tin chi tiết nhất.
Đối thủ cạnh tranh của gấu xám là gì?
Gấu xám có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nguồn thức ăn với mình. Thậm chí kể cả những con non của chúng cũng trở thành miếng mồi ngon cho loài động vật ăn thịt khác, điển hình như:
- Các loài gặm nhấm nhỏ có thể hạn chế, thậm chí ăn cắp nguồn thức ăn quý giá là xác động vật, hoa quả, hạt, nấm,… mà gấu xám tích trữ được. Vì chúng khá nhỏ bé, lại có móng vuốt sắc nhọn, khứu giác nhạy bén nên việc tìm thấy hang để trộm thực phẩm khá đơn giản.
- Các thực phẩm sống mà gấu xám ăn thường ngày cũng có thể bị chó sói, linh cẩu, báo, sư tử hoặc các loài động vật ăn thịt khác sống trên đồng cỏ cướp mất. Vì chúng thường đi kiếm ăn thành đàn nên việc ẩu đả dẫn đến thương tích, thậm chí bị giết chết rất dễ xảy ra.
Gấu xám đóng vai trò gì trong hệ sinh thái tự nhiên?
Đối với sự phát triển của môi trường sống tự nhiên, gấu xám đang đóng góp rất nhiều vai trò tích cực đáng kể đến như:
- Vì ruột của loài gấu này không làm vỡ các loại hạt trong quá trình tiêu hóa nên sẽ được tống ra ngoài giúp chúng phát tán ở khắp mọi nơi. Nhờ đó mà hệ sinh thái rừng phát triển nhanh chóng.
- Gấu xám giúp giữ được sự cân bằng trong chuỗi thức ăn tự nhiên với các quần thể như hươu, nai,….để ngăn chặn động vật móng guốc chăn thả quá mức.
- Một loài bắt cá hồi dọc theo bờ biển Alaska và Colombia thường chỉ ăn da, não và trứng của cá. Những phần còn lại gấu xám không sử dụng tới sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho mòng biển, quạ và cáo.
- Chúng còn giúp bảo vệ môi trường tự nhiên bằng việc “thu dọn” xác các loài động vật chết khác làm nguồn thức ăn. Nếu những nguyên liệu này để lâu dài sẽ phân giải thành các chất dinh dưỡng quan trọng giúp thảm thực vật phía dưới phát triển xanh tốt.
Thực trạng bảo tồn loài gấu xám
Trước tình trạng số lượng cá thể của loài này sụt giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây, hầu hết các quốc gia đã đưa ra nhiều giải pháp để bảo tồn chúng. Rất nhiều công việc và khu vực chăm sóc riêng được xây dựng để tái lập những quần thể gấu xám bị tổn thương do săn bắn.
Ngoài ra, các chính sách cấm săn bắn cũng được cam kết với nhiều chế tài xử lý nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho nơi trú ẩn an toàn của gấu xám trong khu vực. Các yếu tố như chất lượng môi trường sống, khả năng kết nối với các quần thể sinh vật khác của loài này cũng được nhiều quốc gia xem xét thực hiện.
Rất nhiều quốc gia đã tuyên truyền, giáo dục công chúng về sự an toàn cũng như thói quen của gấu xám để hạn chế tối đa xung đột giữa con người với chúng. Điều này giúp người dân có sự thay đổi trong nhận thức và ứng xử văn minh hơn với các loài động vật trong tự nhiên.
Quan trọng hơn, do loài gấu này sinh sản rất ít trong tự nhiên nên các nước đã tiến hành nhân giống và bảo tồn nguồn gen tự nhiên bằng các phương pháp khoa học. Cá thể con non sẽ được nuôi dưỡng trong các khu chăm sóc riêng đến khi khỏe mạnh và trả về môi trường hoang dã với sự giám sát cẩn trọng.
Lời kết
Tóm lại, những thông tin cơ bản về gấu xám đã được cung cấp đến độc giả trong bài viết hôm nay. Mặc dù loài động vật này chưa nằm trong danh sách có khả năng tuyệt chủng nhưng số lượng còn hạn chế, rất cần mỗi người trong chúng ta góp sức bảo tồn để chúng phát triển bền vững.