Cuộc sống hiện đại của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sinh trưởng tự nhiên của các loài động vật bị thu hẹp lại, trong đó có loài Hổ. Mặc dù được mệnh danh là chúa sơn lâm nhưng nó đang đối mặt với nhiều nguy cơ tuyệt chủng nếu chúng ta không tìm ra được giải pháp bảo tồn phù hợp. Những nội dung được chia sẻ ở bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.
Đặc điểm cơ thể Hổ và khả năng đặc biệt của Hổ
Hổ hay cọp là loài động vật ăn thịt thuộc họ Mèo lớn thuộc chi Panthera trong tự nhiên. Các nhà khoa học nhận định chúng xuất hiện lần đầu tiên tại vùng Đông Á dựa trên hóa thạch từ khoảng 2 triệu năm trước. Trong quá trình sinh sống và tìm kiếm nguồn thức ăn, loài này đã di chuyển đến những vùng lãnh địa mới, có mặt phổ biến ở nhiều quốc gia như ngày nay.
Đặc điểm cơ thể của Hổ
Mỗi con Hổ ở độ tuổi trưởng thành sẽ nặng từ 100 -300 kg. Mặc dù hình dáng bên ngoài của chúng khá to lớn nhưng có tốc độ di chuyển rất nhanh nhẹn. Toàn bộ cơ thể chúng bao phủ bởi một lớp lông mềm mại màu cam, xám hoặc trắng được tô điểm bởi những vằn lông theo hình lượn sóng nhưng mật độ sẽ khác nhau ở từng loài. Tuy nhiên về cơ bản nó sẽ có tối thiểu từ 100 vằn trở lên. Điều này giúp hổ dễ hòa lẫn trong cây cỏ để mai phục và tiến sát đến con mồi mà không bị phát hiện.
Hổ biết leo trèo, bơi lội, chạy, nhảy xa. Phần xương đầu của chúng có bề ngang rộng, mõm ngắn, trán phẳng, bộ hàm sắc nhọn, khỏe mạnh dễ dàng xé xác bất kỳ con mồi nào chỉ trong vài phút với tiếng gầm lớn vô cùng đáng sợ. Tuổi thọ loài này sẽ giao động từ 15-20 năm tùy theo môi trường số là nuôi nhốt hoặc ngoài tự nhiên.
Khả năng đặc biệt của Hổ
Loài Hổ có rất nhiều khả năng đặc biệt, điển hình là đôi tai nhỏ nhưng rất thính, thường xuyên dựng cao để tiếp nhận âm thanh. Hàng răng nanh dài, đôi hàm khỏe, móng vuốt sắc nhọn cũng giúp chúng mau chóng hạ gục con mồi, kể cả những loài lớn như trâu, bò rừng, nai.
Bên cạnh đó, dưới chân Hổ còn có vùng đệm thịt dày chạm đất khiến cho mỗi bước đi cực kỳ nhẹ nhàng, uyển chuyển cùng tốc di chuyển lên đến 40km/h khiến con mồi rất khó chạy thoát. Ngoài ra đôi mắt tinh tường còn giúp chúng nhìn rõ cả trong ban đêm nên xét về về hiệu suất săn mồi loài này đứng đầu danh sách trong thế giới động vật.
Nhìn chung, Hổ đang tập trung tất cả những ưu điểm của động vật săn mồi đáng sợ nhất trên mặt đất. Có thể coi chúng là loài thống trị những khu rừng rậm và rừng mưa nhiệt đới mặc dù số lượng cá thể ngày nay không còn nhiều. Việc tồn tại của nó giúp cho tự nhiên cân được bằng chuỗi thức ăn, hạn chế dẫn tới mất cân bằng hệ sinh thái.
Phân loại và các vấn đề di truyền của loài Hổ
Trên thực tế Hổ có rất nhiều quần thể khác nhau đang sinh sống rải rác ở các quốc gia trên thế giới. Do chúng có đặc tính di truyền riêng nên chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ hơn, cụ thể như sau:
Phân loại các loài Hổ hiện nay
Hổ trong tự nhiên có tới 9 phân loài khác nhau nhưng 3 trong số đó đã tuyệt chủng là Balica, Sondaica và Virgata. Với 6 chủng còn lại đang được phân bố tại nhiều nơi trên thế giới nhưng lượng cá thể còn rất ít:
- Amoyensis: còn hơn 50 cá thể Hổ đang được nuôi nhốt tại Trung Quốc nhưng khả năng tuyệt chủng rất cao vì số lượng con non sinh ra mỗi năm khá ít.
- Sumatrae: loài này sinh sống ở đảo Sumatra (Indonesia) với số lượng từ 400-500 con.
- Altaica: chủng này còn tồn tại khoảng hơn 500 con và hiện đang sống ở Nga và vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Jacksoni: khoảng 600 – 800 con xuất hiện chủ yếu trong các khu rừng rậm tại Mã Lai.
- Corbetti: quần thể của loài Hổ này ước tính tồn tại khoảng 1600 – 1800 con tại các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Malaysia và Myanmar.
- Tigris: số lượng của loài này ước tính còn nhiều nhất, khoảng 2000 con tập trung chủ yếu tại Ấn độ, Nepal và Trung Quốc.
Các vấn đề di truyền của loài Hổ
Khi đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về gen của Hổ chúng ta sẽ phát hiện ra các vấn đề về di truyền như sau:
- Di truyền tính trạng màu lông và hoa điển hình ở động vật có vú và đóng vai trò thiết yếu trong suốt vòng đời của loài này. Tuy nhiên không phải lúc nào con non ra đời sau cũng di truyền mã gen về hình dáng bên ngoài giống với tổ tiên của chúng. Các nhà khoa học đã ghi nhận trong một số trường hợp cá thể Hổ xuất hiện dạng giả nhiễm hắc tố khiến cho màu sắc lông của chúng thay đổi.
- Các loài Hổ hiện đại với tổ tiên nguyên thủy của chúng có mức độ đa dạng di truyền thấp. Trong tự nhiên đã xảy ra hiện tượng “thắt cổ chai di truyền” dẫn đến nhiều quần thể bị thu hẹp do tỷ lệ sinh sản và sống sót của con non thấp. Ngoài ảnh hưởng từ điều kiện môi trường sống khắc nghiệt thì giao phối cận huyết cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Tập tính và những thiên địch cạnh tranh của Hổ
Môi trường sống hoang dã ngày càng khắc nghiệt do biến đổi môi trường tự nhiên và tác động của con người sẽ khiến cho Hổ phải thay đổi về tập tính để thích nghi và tồn tại. Trong suốt vòng đời của chúng chắc chắn không thể thiếu những cuộc cạnh tranh ác liệt với thiên địch để giành giật con mồi. Ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về điều này.
Hổ có những tập tính gì?
Khi tìm hiểu về loại Hổ, các nhà khoa học đã nhận thấy ở chúng tồn tại 2 tập tính chủ yếu là sống và sinh sản:
- Tập tính sinh sống: loài này hầu như chỉ hoạt động và săn mồi vào ban ngày, buổi đêm sẽ lui vào rừng sâu để nghỉ ngơi. Hổ có khả năng leo cây như mèo nhưng không khéo léo và chỉ sử dụng đến kỹ năng này để trốn chạy khi gặp nguy hiểm. Chúng thường săn mồi đơn độc trong phạm vi lãnh địa của mình đồng thời dùng nước tiểu hoặc dịch tiết ở hậu môn để đánh dấu.
- Tập tính sinh sản: Hổ sống đơn độc, chỉ kết đôi với nhau khi đến mùa sinh sản vào tháng 11 – tháng 2 năm sau. Độ tuổi phát dục ở con cái là từ 3.5 tuổi, giống đực sẽ muộn hơn. Chúng sẽ mang thai trong khoảng hơn 3 tháng và cho ra đời từ 2-4 cá thể mỗi lứa.
Những loài nào đang là thiên địch cạnh tranh của Hổ?
Mặc dù được xem là chúa sơn lâm, vua của núi rừng với những kỹ năng săn mồi thượng đẳng nhưng Hổ vẫn có những đối thủ trong tự nhiên khiến chúng phải e dè, thậm chí lùi bước, điển hình như:
- Sói lửa hay chó hoang châu Á, Ấn Độ thường săn mồi theo đàn rất tàn độc, nham hiểm, hung hăng, liều lĩnh. Thậm chí hàm răng của chúng còn sắc hơn cả dao cạo, có thể xé đứt cả da con mồi đang sống nên Hổ rất dễ bị thương nếu giao tranh với nhau.
- Các động vật ăn thịt khác trên đồng cỏ với thân hình to lớn, đi kiếm mồi theo đàn cũng là trở ngại lớn cho Hổ. Bởi vì loài này chỉ đi săn đơn độc, nếu chưa đạt đến độ tuổi trưởng thành và còn non kinh nghiệm chắc chắn không đủ sức tranh giành mồi.
Mối quan hệ giữa Hổ con người về văn hóa, du lịch
Việc thuần hóa một vài cá thể Hổ để phục vụ vào văn hóa, du lịch đã diễn ra từ rất lâu. Thậm chí tại một quốc gia, chúng còn được xem như một loại thú cưng thể hiện đẳng cấp, quyền lực và sự giàu có của người sở hữu. Còn nhiều nơi khác coi loài này là một vị thần giám hộ, tín ngưỡng dân gian được sùng bái và thờ cùng thường xuyên.
Tuy nhiên mối quan hệ này luôn cần có sự cân bằng, tôn trọng lẫn nhau. Nếu vì mục đích kinh tế mà con người cố tình tách các cá thể ra khỏi môi trường sống của chúng về lâu dài sẽ mất dần thuộc tính vốn có của loài. Điều này rất nguy hiểm khi Hổ con sinh ra không được nuôi dạy theo bản năng tự nhiên như săn mồi, leo trèo, bơi lội,… và tỷ lệ sống sót sẽ thấp hơn khi trả về với tự nhiên.
Bởi vậy, chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng giữa giá trị văn hóa, kinh tế với giữ gìn giống loài. Hiện tại, rất nhiều quốc gia đã hạn chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật có sử dụng các loài sắp bị tuyệt chủng, đồng thời đưa Hổ vào các vườn quốc gia, khu bảo tồn để gần với môi trường sống tự nhiên hơn.
Các loại Hổ quý hiếm hiện nay
Như chúng tôi vừa giới thiệu bên trên, trong môi trường tự nhiên hiện chỉ còn 6 loài Hổ quý hiếm là Amoyensis, Sumatrae, Altaica, Jacksoni, Corbetti, Tigris. Tuy nhiên các quần thể này đều tồn tại với số lượng cá thể rất ít ở mức đáng báo động.
Nhìn chung, chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng ở các mức độ nguy hiểm khác nhau. Một số quần thể Hổ chỉ còn khoảng hơn 50 con và hầu như đều được nuôi nhốt để bảo tồn trong các vườn quốc gia. Điều này giúp hạn chế tối đa việc chúng phải tiếp xúc với các hoạt động của con người, bao gồm săn bắn bất hợp pháp, môi trường sống bị thu hẹp và bị giết hại.
Vấn đề bảo tồn giống loài Hổ ở các quốc gia
Sau khi Hổ được Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới đưa vào danh sách những động vật bị đe dọa rất nhiều quốc gia đã đưa ra phương án giải quyết cụ thể. Đầu tiên là việc cam nước cam kết thành lập và hỗ trợ cơ sở vật chất, nhân lực cho các hoạt động cải thiện môi trường sống của loài này trong tự nhiên. Với những cá thể đang nuôi nhốt sẽ có chế độ chăm sóc tốt hơn.
Ngoài ra, chính sách phát triển kinh tế – xã hội và các chế tài xử lý đã được nhiều nước ban hành để hạn chế nạn săn trộm, tình trạng phá rừng và biến đổi khí hậu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng cá Hổ thể trong những năm gần đây.
Sự ra đời của ngày quốc tế Hổ và các dự án chăm sóc, hỗ trợ liên quan chính là nỗ lực cao nhất của các quốc gia trong vấn đề bảo tồn giống loài. Thậm chí chúng còn trở thành biểu tượng cho sức mạnh, sự gắn kết ở một số nước, được tuyên truyền rầm rộ giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ tốt hơn.
Lời kết
Tóm lại, Hổ – loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi các hoạt động săn bắt trái phép, phá hủy môi trường tự nhiên của con người. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ chung tay bảo vệ, gìn giữ để giống loài này được sinh trưởng và phát triển bình thường.