Con dê là một loại gia súc được nhiều hộ gia đình chăn nuôi để lấy thịt và lấy sữa. Loài động vật nhai lại này rất hiền lành, gắn liền với đời sống văn hóa của người dân trên khắp mọi miền thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về loài vật này thông qua nội dung bài viết sau đây nhé.
Tổng quan về loài dê
Con dê được biết đến là động vật nhai lại thuộc họ Bovidae và tên khoa học là Capra hircus. Loài này được chăn nuôi chủ yếu để lấy thịt và lấy sữa. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, giống gia súc này có khả năng sinh đẻ cực kỳ cao, thường được thả ở những vùng núi xứ lạnh tại châu Âu và châu Phi.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, loại này sẽ được chia thành hai nhóm chính đó là dê hoang và dê nhà. Những giống nhà sẽ sống thành bầy đàn do con người chăn nuôi để lấy thịt và khai thác những lợi ích kinh tế từ sữa. Những con ở sống ở rừng sẽ tập trung theo bầy đàn để tránh được nguy hiểm từ con mồi.
Con dê là một động vật rất dễ chăm sóc và có khả năng chống lại bệnh tật cực cao, chúng thường ăn cỏ tự nhiên nên rất dễ nuôi. Thức ăn của loài động vật này cực kỳ đa dạng, bạn có thể sử dụng các loại cỏ, một số loại thân cây mía, ngô, khoai sắn, các củ quả….
Nghề chăn nuôi dê được biết đến là một nghề truyền thống lâu đời ở nhiều quốc gia. Loài vật này không chỉ cung cấp cho con người lượng lớn sữa sạch mà còn đưa đến một lượng thịt tốt phục vụ cho nhu cầu của đời sống. Ở nước ta,loài này được chăn nuôi chính ở vùng có khí hậu nóng như tỉnh Ninh Thuận và một số tỉnh phía Nam.
Sức ảnh hưởng của loài dê tới văn hóa thế giới
Theo đạo Thiên Chúa giáo, loài này được biết đến là một biểu tượng của văn hóa phương Tây, đại diện cho vật Tế thần. Trong văn hóa của người phương Đông thì con dê là một động vật nằm trong 12 con giáp, biểu thị cho sự hiền lành, sống dung hòa với mọi người xung quanh.
Trong thần thoại Hy Lạp, hình tượng con dê gắn liền với đạo Kitô giáo và được nhiều người dân sùng bái trong đời sống tâm linh. Một số quốc gia như Ai Cập cổ đại, Hy lạp… thường xuyên dùng con này để làm vật Tế thần và cúng trong các nghi thức lớn đầu năm.
Người dân sẽ tế thần linh một con dê để cầu cho nông nghiệp phát triển, mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Đối với các hộ nông nghiệp, họ xem nó như một tế thần có thể giúp mùa màng tốt tươi và việc trồng trọt, chăm bón cây thuận lợi.
Đối với tín ngưỡng thiên chúa giáo, hình ảnh con dê gắn liền với đức chúa Giêsu khi chào đời. Đây cũng là biểu tượng của một con vật chịu hy sinh thay cho nhân loại và thường được làm vật tế cho người dân Do Thái.
Theo nhiều sách Kinh Thánh cho biết, con dê được biết đến là một loài động vật rất hiền lành. Chúng thường tập trung thành các tụ nhóm để sinh sống và là biểu tượng của văn hóa tâm linh đối với nhiều đạo giáo.
Những đặc điểm về hình thái, sinh trưởng của loài dê
Dê là một loài động vật có bộ lông rất mịn, thường có một số màu đặc trưng như xám, đen, trắng, nâu….Lông có kích thước ngắn và thưa, ở những vùng có điều kiện địa lý khác nhau thì bộ lông của chúng sẽ mọc dày để thích ứng với khí hậu.
Một số chú dê đực hoặc các con ở rừng sẽ thường có sừng ở trên đầu. Trong khi đó, những con cái sẽ không có sừng và chỉ có râu. Dê được biết đến là một loại động vật có khả năng sinh sản cực kỳ lớn, chúng thường có khả năng động dục từ 6 đến 8 tháng. Khoảng thời gian mang thai của con cái từ 140 ngày và có tốc độ sinh sản cực kỳ nhanh chóng.
Các giống dê phổ biến nhất trên thế giới
Dê được biết đến là một loài động vật rất dễ nuôi trong nhà và có khả năng cung cấp lượng thịt và sữa lớn. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều giống dê phổ biến và nổi trội nhất là một số loại sau:
Dê cỏ
Dê cỏ là một loại giống địa phương có thể nuôi lấy thịt ở các hộ gia đình. Con giống này có kích thước khá nhỏ, được chăn thả để lấy thịt và mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho các hộ gia đình nuôi. Loại này có thể sinh sản nhanh chóng, khả năng nuôi con tốt cũng như thích hợp với điều kiện khí hậu của đất nước ta.
Dê cỏ có thân hình khá thấp và nhỏ, trọng lượng cao nhất chỉ đạt khoảng từ 30 cho đến 40 kg. Đây là một loài có đầu to, bụng nhỏ, có gặp sừng ngắn và lông màu trắng hoặc đen. Con giống địa phương này có thể sinh sản rất nhiều nên mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao cho hộ gia đình chăn nuôi.
Dê Bách Thảo
Dê Bách Thảo là một giống bắt nguồn từ đất nước ta và được lai tạo giữa con giống của Pháp và Ấn Độ. Loại này có màu lông đen, tai cụp và được chăn nuôi để cung cấp sữa và thịt cho các hộ gia đình.
Loại này thường được chăn thả tự nhiên ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nước ta. Một số tỉnh thành của khu vực phía Nam cũng có điều kiện khí hậu lý tưởng để chăn nuôi con giống này. Dê Bách Thảo có khả năng sinh sản cực kỳ nhanh chóng, cơ thể phát triển tốt hơn dê cỏ và ăn các loại thức ăn phong phú.
Tầm vóc của loài này rất lớn, khối lượng cân nặng có thể từ 75 đến 80kg đối với con đực và con cái sẽ có trọng lượng từ 40 đến 45 kg. Khi chăn nuôi, con giống này có trọng lượng lớn nên giá thành sản phẩm mang lại sẽ cao.
Loài vật này cũng có khả năng sinh trưởng cực kỳ tốt, có thể mang thai trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi. Con cái có thể sinh sản rất nhiều lứa cũng như sản xuất ra một lượng sữa cực kỳ lớn cung cấp cho đời sống.
Dê Boer
Đây là một con giống đến từ Nam Phi với đặc điểm sinh trưởng nổi bật, chúng mang lại sản lượng thịt rất lớn cho các hộ chăn nuôi. Thịt của chúng khá thơm ngon và chứa nhiều chất béo. Bên cạnh đó, khả năng sinh sản cực kỳ lớn, thích hợp trong việc nuôi dưỡng.
Loại này có màu sắc lông đen, trắng trên mình và cân nặng ghi nhận lên đến 100 kg/con. Lông của chúng sẽ bao trọn phần hông và phần cổ, ở phần mặt sẽ có hai đường vạch song song để nhận diện. Loại này có phần thịt cực kỳ săn chắc, khi thưởng thức có mùi vị thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao.
Dê Saanen
Đây là một con giống có nguồn gốc đến từ Thụy Sĩ và được chăn nuôi thường xuyên để cung cấp sữa cho các quốc gia tại châu Âu. Giống này có tầm vóc cực kỳ lớn, mang lại sản lượng sữa rất cao nên được nhiều nhà máy chú trọng chăn nuôi để chế biến sữa tươi.
Giống này có đặc tính cho sữa tốt, rất thích hợp khi nuôi theo số lượng lớn. Bên cạnh đó, loại này rất hiền lành, có thể để chăn thả ở thảo nguyên hoặc những vùng có điều kiện đất đai thổ nhưỡng thuận lợi.
Giống này có bộ lông màu trắng cực kỳ nổi bật, đôi tai vểnh đặc trưng. Chúng thường có tai thẳng đứng về phía trước và tầm vóc khá lớn nên mang lại sản lượng sữa rất cao. Đối với một chú dê trưởng thành, cân nặng nằm trong khoảng từ 84 đến 90kg. Đối với các con cái thì sẽ có kích thước nhỏ hơn trong khoảng từ 50 đến 60 kg.
Dê Barbari
Giống này bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ và có khả năng cung cấp sữa cực lớn, được lai tạo tại Việt Nam vào năm 1994. Loại giày này thường có vóc dáng thon gọn, cân nặng trung bình chỉ khoảng từ 40 đến 50kg và khả năng sinh sản cực kỳ tốt.
Một con mẹ có khả năng đẻ từ 2 đến 3 con trong năm và hàm lượng thức ăn mà chúng tiêu tốn rất thấp. Bên cạnh đó, hàm lượng sữa trung bình mà dê cung cấp cho các nhà máy có thể lên đến từ 160 đến 270kg/ chu kỳ.
Giống dê Jumnapari
Giống này được biết đến từ Ấn Độ và các các con trưởng thành có kích thước rất lớn từ khoảng 65 đến 75 kg. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, sản lượng sữa trung bình chúng cung cấp sẽ từ khoảng 190 đến 350kg trong một chu kì. Giống dê này mang lại hiệu quả cực kỳ cao trong việc lấy sữa, cung cấp hàm lượng thịt lớn cho ngành thực phẩm.
Giống dê Beetal
Giống Beetal chuyên được chăn nuôi để lấy sữa và được tập trung sinh sống ở một số tỉnh thành miền Nam tại nước ta. Loại này có tầm vóc cực kỳ lớn, con trưởng thành có thể nặng từ 70 đến 80kg và sản lượng sữa trung bình chiếm từ khoảng 200 đến 500 kg trong một chu kì.
Giống dê Alpine
Dê Alpine bắt nguồn ở Pháp và du nhập vào Việt Nam trong khoảng năm 1997. Loại này có kích thước trung bình từ 50 đến 70kg và hàm lượng sữa có thể lên đến 350 đến 600 kg trong một chu kỳ vắt. Đây chính là một loại dê chủ lực thường được chăn nuôi để sản xuất sữa với số lượng lớn tại Việt Nam.
Giá trị kinh tế mà dê đem lại đối với con người
Dê được biết đến là một loài động vật nhai lại có khả năng đem lại lợi nhuận kinh tế cực kỳ cao đối với con người. Hiện nay, nhờ công nghệ hiện đại nên nhiều nhà máy đã chăn nuôi dê với số lượng lớn để cung cấp một hàm lượng sữa nhất định cho thị trường.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, một chú dê có khả năng sản sinh lượng sữa từ 800 đến 1.000 lít trong một chu kì từ 290 đến khoảng 300 ngày. Những lợi nhuận kinh tế mà người dân nhận được từ việc chăn nuôi dê lấy sữa là vô cùng lớn.
Thêm vào đó, loại vật này còn được chăn nuôi chuyên để lấy thịt và thường được chăn thả ở nhiều cao nguyên, rừng núi tại nước ta. Một số khu vực tỉnh duyên hải miền Trung và các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận đều chăn nuôi dê với số lượng lớn để cung cấp thịt cho thị trường.
Kết luận
Con dê là một loài động vật mang lại lợi nhuận kinh tế cực kỳ cao cho người dân khi chăn nuôi với số lượng lớn. Loài này cung cấp một sản lượng sữa khủng cho thị trường Việt Nam. Không chỉ vậy, quy trình chăn nuôi của giống này cực kỳ dễ dàng, tiêu thụ thức ăn ít và khả năng sinh sản tốt.